Hiện nay, nước uống tinh khiết đóng chai đã trở thành một nhu cầu tiêu dùng thiết yếu. Nước uống đóng chai, đóng bình đã trở thành hàng hoá thiết yếu và được sử dụng phổ biến tại các cơ quan, trường học, bệnh viện, công xưởng, nhà máy nơi công cộng và gia đình. Với nhu cầu đó, số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước uống đóng chai gia tăng rất nhanh về cả quy mô và công suất.
Người tiêu dùng để bảo vệ sức khỏe của mình, họ đã lựa chọn sử dụng các loại nước uống tinh khiết, nước uống không có chất bảo quản được sản xuất từ các dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng chai, đóng bình. Như vậy có thể nói là nhu cầu sử dụng nước uống tinh khiết của người dân đang rất cao. Nhu cầu tiêu thụ nước tinh khiết càng lớn thì càng mở ra cơ hội để cho các nhà đầu tư tập trung phát triển sản xuất kinh doanh nước tinh khiết ở trong và ngoài nước.
Cơ sở sản xuất nước lọc, nước tinh khiết đóng chai nào phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường?
Theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP, đối với tất cả các dự án xây dựng có công suất dưới 2.000 m3 nước/ năm trở xuống phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
Hồ sơ lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho cơ sở sản xuất nước lọc, nước tinh khiết đóng chai
- Giấy đăng ký kinh doanh/ giấy phép đầu tư
- Địa điểm dự án hoạt động
- Báo cáo đầu tư/ giải trình kinh tế kỹ thuật/ báo cáo nghiên cứu khả thi
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất
- Sơ đồ vị trí dự án
- Bản vẽ Mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải
- Bản vẽ và hồ sơ liên quan
Trong một số trường hợp cụ thể, hồ sơ có thể tăng hoặc giảm một số loại.
Trình tự thực hiện lập kế hoạch bảo vệ môi trường dự án xây dựng cơ sở nước lọc, nước tinh khiết đóng chai
Bước 1: Thu thập mẫu khu vực xây dựng cơ sở sản xuất nước lọc, nước tinh khiết đóng chai
. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xây dựng cơ sở sản xuất nước lọc, nước tinh khiết đóng chai
. Xác định nguồn gây ô nhiễm: khí thải (khói, bụi,..), nước thải, chất thải rắn,…Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng nguồn ô nhiễm so với tiêu chuẩn quy định.
Bước 2: Xây dựng biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho giai đoạn xây dựng cơ sở. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, phương án quản lý môi trường quá trình hoạt động và dự phòng sự cố môi trường. Phương án xử lý nước thải, khí khải, thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động sản xuất cơ sở sản xuất nước lọc, nước tinh khiết đóng chai. Và xây dựng chương trình giám sát môi trường.
Bước 3: Soạn thảo hồ sơ, in ấn báo cáo. Chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền.
Bước 4: Trình nộp cơ quan có thẩm quyền, nộp lại Sở Tài nguyên và Môi trường sau chỉnh sửa.
Bước 5: Nhận giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Luật quy định lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án
- Căn cứ Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH 13 ngày 23 tháng 6 năm 2014.
- Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT quy định và hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Hãy gọi cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn:
- Chi phí lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án là bao nhiêu?
- Căn cứ pháp lý nào để lập kế hoạch bảo vệ môi trường?
- Quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường như thế nào?
- Thời gian lập kế hoạch bảo vệ môi trường bao lâu?
- Cần chuẩn bị những giấy tờ gì khi kế hoạch bảo vệ môi trường?
Cơ sở sản xuất nước lọc, nước uống tinh khiết đóng chai đang có nhu cầu hoặc đang gặp khó khăn trong quá trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường hãy liên hệ với chúng tôi Công ty tư vấn môi trường Ngân Khoa để được tư vấn miễn phí!